Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Giải pháp chăm sóc khách hàng tối ưu nhất

Nhu cầu cuộc sống ngày càng cao nên nhu cầu được hưởng thụ cuộc sống của con người cũng ngày càng cao hơn.Để phục vụ nhu cầu đó các cửa hàng kinh doanh mọc lên như “vũ bão”,tuy nhiên không phải ai kinh doanh cũng thành công được.
Qua quá trình quan sát thị trường, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người bán lẻ không thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, xây dựng chuỗi cửa hàng. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là ở yếu tố con người chứ không phải do thiếu vốn hay thiếu thời gian. Dưới đây, là một số lý do chủ yếu giá để túi xách mời các bạn cùng tham khảo.

Dưới đây là những nguyên nhân chính của kinh doanh không thành công:

1. Do tâm lý e ngại rủi ro
Hoạt động đầu tư bao giờ cũng đi đôi với rủi ro. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rằng “high risk, high return” – tạm dịch lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro cao. Nhiều người kinh doanh hài lòng với doanh thu và lợi nhuận trung bình của cửa hàng, họ lo sợ rằng nếu tiếp tục đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, họ sẽ thất bại khi nền kinh tế đi xuống, khi xu hướng tiêu dùng thay đổi… Trên thực tế, có nhiều trường hợp tương tự như vậy, khi bạn mở rộng đầu tư đúng vào thời điểm thị trường đi xuống, kinh tế suy thoái thì thất bại là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, nếu có kế hoạch đầu tư bài bản, điều tra nghiên cứu thị trường kỹ càng, bạn có thể hạn chế được rủi ro. Mặt khác, tái đầu tư bao giờ cũng là tiền đề để mọi tổ chức, cá nhân phát triển hoạt động kinh doanh của mình, xây dựng một chuỗi bán lẻ chuyên nghiệp. Nếu e ngại rủi ro, bạn sẽ mãi chỉ giậm chân tại chỗ, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún mà thôi, không thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hay vươn ra thế giới được.
2. Do thiếu kỹ năng quản lý, đào tạo nhân viên
Nhiều chủ cửa hàng nhỏ chỉ có thể làm việc một mình, không thể tuyển dụng, đào tạo nhân viên làm việc thay cho họ. Có 2 lý do chính khiến họ không thể thuê người làm việc cho mình:
Thứ nhất, họ chưa xây dựng được các quy trình trong công việc như quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy trình thanh toán, giải quyết khiếu nại… Điều này khiến họ gặp khó khăn khi truyền đạt, hướng dẫn thực hiện công việc cho nhân viên.
Thứ hai, họ không tin tưởng ai ngoài bản thân mình, việc gì cũng muốn tự mình thực hiện mới yên tâm. Do đó, họ khó có thể sử dụng người khác cho những công việc hàng ngày, không quan trọng.
Nếu không biết sử dụng người khác, bạn khó có thời gian để nghiên cứu, phát triển chuỗi cửa hàng. Một ngày đối với mỗi người chỉ có 24 tiếng, chính vì vậy bạn cần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng thời gian. Một tổ chức, một doanh nghiệp, một tập đoàn, không thể chỉ có một người vừa làm nhân viên, vừa làm chủ được.
3. Do không kiểm soát được doanh thu, lợi nhuận, hàng hóa
Nhiều chủ cửa hàng nhỏ kinh doanh năm này qua năm khác nhưng không hề biết mình đang hoạt động có lãi hay không, mức tồn kho tối đa, tối thiểu là bao nhiêu. Cửa hàng của họ cũng không thể tự vận hành mà không cần có người chủ. Khả năng quản lý tài chính và hàng hóa yếu là nỗi lo cũng không ít chủ cửa hàng. Nếu bạn không phải là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và quản lý kho bãi thì sử dụng công nghệ hỗ trợ cho mình là một lựa chọn sáng suốt.

4. Do không xây dựng dịch vụ khách hàng
Nếu chỉ chọn giảm giá để cạnh tranh thì về lâu dài bạn sẽ không gánh nổi chi phí bù lỗ, do vậy, cạnh tranh bằng dịch vụ mới là phương kế lâu dài, tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt trên thương trường. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng chưa chú trọng tới khách hàng, chưa biết cách xây dựng dịch vụ khách hàng, khiến cho khách hàng trung thành với cửa hàng của mình. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ, khách hàng trung thành mang lại trung bình 65% doanh thu của một cửa hàng bán lẻ, chính vì vậy, để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, giảm chi phí quảng cáo, bạn phải cung cấp dịch vụ thật tốt cho khách hàng.
Bạn có thể tham khảo một số yếu tố xây dựng lòng trung thành của khách hàng và giải pháp chăm sóc khách hàng trong cùng chuyên mục này.

Theo kệ bằng ống nước thì nguyên nhân “không mạnh dạn đầu tư, không có tinh thần cầu tiến, thiếu kỹ năng quản lý…” là những nguyên nhân chính khiến cửa hàng của bạn khó có thể phát triển. Tuy vậy, đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả, hạn chế rủi ro và sai lầm lại không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy sự giúp đỡ, tư vấn của những chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này sẽ thật sự hữu ích cho những chủ cửa hàng luôn mong mỏi và hướng tới một sự phát triển bền vững cho hệ thống bán lẻ của mình.

Sau khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân chính của kinh doanh không thành công ,qua bài viết vừa rồi chúng tôi hi vọng các bạn sẽ tìm được hướng đi mới cho sự bắt đầu lại của mình nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét